-->
Hiện nay, có 7 loại thẻ ngân hàng phổ biến là thẻ tín dụng (Credit card), thẻ thanh toán (Charge card), thẻ ATM, thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ trả trước (Prepaid card), thẻ đảm bảo (Check Guarantee card), thẻ visa/mastercard. Trong đó thẻ ghi nợ đang được rất nhiều người lựa chọn để sử dụng và được xem là một hình thức thay thế tiền mặt phổ biến nhất hiện nay. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về thẻ ghi nợ như khái niệm Thẻ ghi nợ là gì, các loại thẻ ghi nợ, ưu nhược điểm của thẻ ghi nợ và hướng dẫn cách phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, cùng tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
Thẻ ghi nợ (hay tên gọi khác là Debit Card) là một trong những sản phẩm thẻ căn bản của các ngân hàng có thể thực hiện được nhiều chức năng như: thanh toán hóa đơn, nạp – chuyển – rút tiền tại các hệ thống ATM, gửi tiết kiệm hoặc nạp card điện thoại online,…
Thẻ ghi nợ là thẻ được liên kết với tài khoản ngân hàng, số tiền trong thẻ bạn có quyền sử dụng nhưng không thể sử dụng vượt mức hiện tại bạn có.
Vậy là bạn đã có câu giải đáp về khái niệm Thẻ ghi nợ là gì rồi, hãy tiếp tục tìm hiểu thêm các kiến thức cần thiết về loại thẻ này nhé.
Hiện tại, các ngân hàng đang phát hành 2 loại thẻ ghi nợ như sau:
Loại thẻ ghi nợ dùng để sử dụng trong nước. Thẻ dùng để thanh toán các hóa đơn, ăn uống, mua sắm online,… ở trong nước. Mức phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tùy thuộc vào từng ngân hàng, nhưng thường rất thấp và nhiều ngân hàng cho phép sử dụng miễn phí.
Thẻ ghi nợ quốc tế cũng dùng để thanh toán các hóa đơn, ăn uống, mua sắm online,…nhưng phạm vi sử dụng thẻ là trên toàn cầu. Có những thẻ như MasterCard Debit, Visa Debit, JCB Debit,… Với các loại thẻ ghi nợ quốc tế thì khách hàng thường sẽ bị tính một mức phí nhất định khi sử dụng.
Bạn chỉ có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế khi trong tài khoản thẻ có tiền và chỉ được sử dụng số tiền thấp hơn số tiền mà thẻ bạn đang có. Vì thường các ngân hàng yêu cầu số dư tối thiểu trong tài khoản là từ 50.000 đồng.
Các điều kiện mà ngân hàng yêu cầu khách hàng khi mở thẻ ghi nợ như sau:
Dưới đây là cách mở thẻ ghi nợ tại chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng dành cho mọi đối tượng khách hàng.
Thông thường, sau 3 – 7 ngày kể từ ngày yêu cầu mở thẻ, ngân hàng sẽ phát thẻ cho khách hàng.
Thẻ tín dụng (Credit Card) là gì?
Thẻ tín dụng (hay còn gọi là Credit Card) là thẻ của ngân hàng có tính năng dùng để chi tiêu trước trả tiền sau. Khi khách hàng mở một tài khoản thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ cấp cho bạn một hạn mức tín dụng (là số tiền ứng trước có trong thẻ của bạn) dùng để chi tiêu, thanh toán miễn phí các hóa đơn trong khoảng thời gian miễn lãi 45 – 60 ngày.
Thẻ tín dụng Credit Card | Thẻ ghi nợ Debit Card | |
Chức năng chính | Rút tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại,… | Rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hàng hóa, dịch vụ,… |
Thủ tục đăng ký | Tương đối khó vì phụ thuộc vào điểm tín dụng của từng cá nhân và một số thông tin khác. | Dễ dàng, nhanh chóng, không có nhiều yêu cầu. |
Mức chi tiêu | Thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng riêng mà bạn có thể chi tiêu và mức tín dụng có thể thay đổi dựa trên mức độ tín nhiệm của khách hàng trong thời gian sử dụng thẻ. | Tùy vào số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn nạp vào, bạn không được chi tiêu quá số tiền có trong thẻ. |
Lãi suất | Lãi suất thường là rất cao, từ 2% -3,5%/tháng và được tính trên dư nợ. | Không có lãi suất vì bạn đang sử dụng tiền của bạn nạp vào. |
Bảo mật | Mức độ bảo mật thấp, người tiêu dùng phải sử dụng cẩn thận nếu không muốn bị mất tiền oan. | Mức bảo mật thấp, rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào số tiền bạn có trong tài khoản. |
Phí vượt hạn mức | Phí vượt hạn mức rất thấp, cho phép thấu chi với số tiền trên hạn mức tín dụng tối đa với một khoản phí được quy định trước từ 1% – 3%. | Phí vượt hạn mức cao, có thể thấu chi số tiền vượt quá giới hạn tài khoản. |
Chính sách ưu đãi | Được hưởng nhiều ưu đãi. | Dường như không có ưu đãi gì. |
Trên đây, chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn một số thông tin về thẻ ghi nợ. Hiểu được thẻ ghi nợ là gì, ưu nhược điểm và cách mở thẻ ghi nợ sẽ giúp bạn chủ động hơn khi có nhu cầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng hướng dẫn cách phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, hi vọng các bạn sẽ không nhầm lẫn giữa 2 loại thẻ này nhé.